Facebook
Twitter
LinkedIn

Hướng dẫn bạn trẻ cách đọc sách self-help hiệu quả nhất

Đọc sách thực sự là một thói quen rất tốt, đặc biệt, đọc sách self-help thì càng giúp bản thân phát triển hơn nữa và hình thành những tư duy tốt và luôn hướng đến thành công. Vậy, khi với sách self-help cần có cách đọc như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất. Every Day, Getting Better chia sẻ những cách đọc sách self-help hiệu quả nhất.

1. Đọc kỹ và có mục đích

Dù là bất kể cuốn sách nào thì việc đọc cũng cần kỹ càng, bạn nên dành thời gian để đọc từ đầu sách đến cuối sách và không nên đọc lướt. Quá trình đọc sách cần đảm bảo tập trung cao độ và không bị ảnh hưởng, xao nhãng bởi những thứ bên ngoài.

Đọc kỹ và có mục đích

Bởi khi có sự tập trung thì bạn mới trau dồi, lĩnh hội được những kiến thức mới và ghi nhớ lâu hơn trong đầu. Vì thế, khi đọc sách bạn cần chọn cho mình nơi yên tĩnh, không bị gò bó bởi thời gian và không gian để vừa thư giãn và vừa tiếp cận thêm những nội dung bổ ích từ sách.

2. Lựa chọn nội dung có chọn lọc

Sách self-help đều là những cuốn sách giúp bạn phát triển bản thân, vì thế sẽ có những nội dung, tư duy phản biện. Mọi điều trong sách bạn có thể đúng hoặc sai với bản thân bạn, vì đây không phải là một định nghĩa mà cũng chỉ là tư duy hoặc quan điểm của tác giả.

Vì thế khi đọc sách, bạn cần chọn lọc, linh hoạt hơn trong việc lĩnh hội kiến thức, mở rộng cái nhìn đa chiều để đón nhận kiến thức mới. Không nên cố gắng áp đặt bản thân theo suy nghĩ truyền thống mà cần cập nhật thêm các kiến thức mới.

Lựa chọn nội dung có chọn lọc

3. Tiếp thu kiến thức và biến nó thành thực tiễn

Hầu hết những đối tượng tìm đến các cuốn sách self help đều không có chung mục đích, mỗi người sẽ có cái nhìn khác nhau và cần giải đáp được các khúc mắc đó nên tìm hướng đi cho mình. Vì thế, lựa chọn đọc sách self help là hoàn toàn đúng đắn, tuy nhiên, việc tiếp thu kiến thức và áp dụng được trong thực hiện thì tốt hơn rất nhiều.

Điểm chung của các cuốn sách self help là đưa ra lời khuyên cho bạn đọc, dù là bạn đang đọc sách theo mục đích gì. Bởi vậy, nếu có thể biến những kiến thức mà sách mang lại để áp dụng vào thực tiễn là điều rất tốt đối với bất kể đối tượng nào. Để làm được điều này bạn cố gắng ghi chú lại những gì đã hiểu và tự biến nó thành thực tế.

4. Ghi lại kiến thức đã lĩnh hội được

Một trong những cách đọc mang lại nhiều hiệu quả cho bạn chính là chọn cách đọc phù hợp, phương pháp ghi chép. Đây là cách bạn cần ghi lại những kiến thức đã tiếp cận được trong quá trình đọc sách và lồng ghép vào trong thực tế, cuộc sống hàng ngày nếu có thể.

Ghi lại kiến thức đã lĩnh hội được

Đồng thời, để phát triển thêm về tư duy bạn có thể ghi lại những suy nghĩ hoặc cảm xúc vào thời điểm đó. Để sau này nhìn lại bạn thấy được sự thay đổi, vượt qua của bản thân và dường như bạn thật sự đã hoàn thiện hơn rất nhiều và hướng tới phiên bản tốt nhất của chính mình.

Một số cuốn sách self help bạn nên dành thời gian để trải nghiệm như: Đắc nhân tâm của Tác giả Dale Carnegie, Tư duy nhanh và chậm (Tác giả Daniel Kahneman), Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm (Tác giả Mark Manson)… Đây đều là những tác phẩm rất đáng giá để bạn cùng trải nghiệm và thay đổi chính mình.

 

Phạm Thảo Trang

Phạm Thảo Trang

Chị Phạm Thảo Trang là một diễn giả trẻ tuổi, với niềm đam mê khám phá cuộc sống và truyền cảm hứng cho mọi người. Chị đã thành lập nên Website Every Day, Getting Better để chia sẻ tới mọi người những kiến thức mới để phát triển bản thân. Đồng thời, đây cũng là website tiếp thêm động lực cho những bạn trẻ theo đuổi đam mê của mình.

Bài viết liên quan